Nhiều nguồn sử liệu đã từng minh chứng Giáp Động, tức khu vực núi sông bao quanh dòng Lục Nam trở thành vùng đất khai khoa sớm nhất và hoạt động bang giao sớm nhất đối với sự nghiệp dựng đặt Đại Việt là hoàn toàn hợp lý. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, dấu vết các công trình kiến trúc của các Phò mã lang họ Thân, qua bàn tay các nhà khảo cổ đã xuất hiện dọc đôi bờ Nam Bình Giang. Khu vực Tòng Lệnh và Bồng Lai, nhiều di vật là gạch ngói, tảng hoa sen, bát đĩa men ngọc đã được tìm thấy. Lại xuất hiện lộ cả một khu Trại Quan ở Đông Hưng với nhiều viên gạch còn mang dòng chữ Hán dập nổi Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo (1057). Các ngôi chùa Chúc Thánh, Hưng Long (còn gọi là chùa Cao – Khám Lạng), Nhạn Tháp (Tiên Nha), Long Võ (Định Chế) còn nhiều dấu tích khơi dựng từ thời Lý. Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo có mặt ở khu vực này khá sớm với nhiều đền mẫu ở Suối Mỡ, Tổng Lệnh, Hang Non, Từ Mận, Giáp Sơn.
Giáp Động cũng là nơi Đại sư Ẩn Không (còn gọi là Đại sư Na Ngạn) tu luyện và hoàn tất việc biên soạn tác phẩm Thiền Uyển tập anh vào cuối thời nhà Lý.
Không chỉ có vậy, Giáp Động còn là vùng đất linh thiêng chứng kiến những ngày cuối cùng của các cung nữ được chết theo vua. Việt sử lược ghi lại rằng: “Tháng chạp năm đầu hiệu Thiên Phù Khánh Thọ (1127) vua (Lý Thần Tông) lên ngôi ở trước linh cữu, mai táng vua Nhân Tông ở điện Hồ Thiên. Ngày Quý mùi, làm lễ thành phục (chịu tang); ngày Ất dậu, vua ngự coi triều ở điện Thiên An. Ngày đó, làm lễ trừ phục (bỏ tang), nhân đó vua ra Na Ngạn xem các cung nữ lên hỏa đàn chết theo vua Nhân Tông”.
Rõ ràng, vào thời Lý, Giáp Động là một trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị quan trọng của Đại Việt. Đặc biệt, Nho giáo đã có một vị trí đáng kể trong đời sống xã hội ở địa phương.
Sự phát đạt về kinh tế, văn hóa, đã giúp cho một vùng sông núi bao quanh dòng Lục Nam mà ngày nay bao gồm Lục Ngạn, Lục Nam và Phượng Nhãn (nay là phía bắc huyện Yên Dũng và một phần Lạng Giang) trở thành vùng đất sớm có người đỗ đạt khoa cử Hán học và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bang giao của Đại Việt. Chứng tích lịch sử còn cho biết vào năm 1208, Nguyễn Viết Chất, người thôn Phượng Nhãn, huyện Phượng Nhãn (nay thuộc Trí Yên, Yên Dũng) và Lý Trịnh Kiền – người Lạng Giang đã thi đậu Thái học sinh khoa Mậu thìn. Từ lưu vực sông Lục Nam, đến thời Trần, Nho giáo tiếp tục khai hoa kết quả tại làng Song Khê (Yên Dũng) nằm ở khu vực sông Thương với các tên tuổi Đào Toàn Mân, Đào Sư Tích, Quách Nhẫn và làng Châu Lỗ (Hiệp Hòa) nằm ven bờ sông Cầu với tên tuổi Đoàn Xuân Lôi
Đến thời Lê Trung Hưng, Họ Thân đóng góp nhiều nhân tài cho sự nghiệp bang giao của đất nước , điển hình:
– Thân Khuê (1593-1637), quê xã Phương Độ (Song Mai, thành phố Bắc Giang), thi đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu thìn (1628) làm đến chức Tham chính, năm 1637 cùng Nguyễn Duy Hiển, Giang Văn Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bính sang nhà Minh tiến cống, mất trên đường đi, được tặng Công bộ Hữu thị lang, tước Hầu.
– Thân Công Tài (1620-1683), quê xã Như Thiết (Hồng Thái – Việt Yên) làm đến Tri thị nội thư tả, Đề đốc các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, từng cùng Vi Đức Thắng lập ra chợ Kỳ Lừa, tạo mối giao lưu buôn bán với Trung Hoa, được gọi là Lưỡng quốc khách nhân. Sử cũ ghi lại rằng vào năm 1667, nhà Thanh sai Bảng nhãn Trình Phương Triều và Hoàng giáp Trương Dịch Bí sang phong Lê Huyền Tông làm An Nam quốc vương. Vua sai võ quan là Nguyễn Đức Trang và Thân Công Tài, văn quan là Bùi Đình Viên và Đỗ Thiện Chính đến cửa ải đón tiếp. Năm 1682, Hán Quận công Thân Công Tài lại phụng mệnh triều đình lên Nam Quan nhận tù binh nhà Mạc do nước Thanh giao cho.
– Thân Toàn, còn gọi là Thân Duệ, con trai Thân Khuê, sinh năm 1621, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm thìn (1652), làm đến Đô ngự sử, Tả thị lang Bộ Hộ, năm 1682 cùng Đặng Công Chất đi sứ nhà Thanh, trở về được thăng Tham tụng, Thượng thư Bộ Lại.
– Thân Hành, còn gọi là Nguyễn Hành, con trai Thân Toàn, con nuôi gia đình họ Nguyễn ở Hoa Cầu (Văn Giang), sinh năm 1656, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ tỵ (1689), được cùng Hà Tông Mục, Nguyễn Công Đồng, Nguyễn Đương Bao đi sứ nhà Thanh vào năm 1702. Về nước làm đến Tả thị lang Bộ Lại.
Thân Văn Nhiếp (申文㦪, 1804 - 1872), tự Ngưng Chi (凝芝), hiệu Lỗ Đình (魯亭), là một quan đại thần triều Nguyễn.
Thân Trọng Huề (申仲𢤮, 1869-1925), tự là Tư Trung
Thân Bá Phức (1822-1898)
Là con của Tri phủ Thân Trọng Trữ, Thân Trọng Ngật (1877 - 1946) đỗ Cử nhân năm 1903 dưới thời Thành Thái tại trường thi Thừa Thiên, rồi năm sau (1904), thi đỗ Phó bảng trong khoa thi Hội, lúc 28 tuổi.