Thân Trọng Huề (申仲𢤮, 1869-1925), tự là Tư Trung; là danh thần và danh sĩ cuối triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là ông ngoại của Trần Lệ Xuân tức vợ ông Ngô Đình Nhu (em trai tổng thống Ngô Đình Diệm)
Thân Trọng Huề là người làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc phường Nguyệt Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Ông sinh ra trong gia tộc nổi tiếng ở kinh đô Huế. Nội của ông là Bố chính Thân Văn Quyền (1771-1873), thuộc dòng dõi Phò Mã Thân Cảnh Phúc, danh thần Thân Nhân Trung đời Hậu Lê ; và cha của ông là Thân Văn Nhiếp (1804-1872) từng làm Tổng đốc Bình Phú (Phú Yên, Bình Định). Trước đây, ông Quyền và ông Nhiếp đều là người làng An Lỗ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, sau mới đến ở tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, cùng tỉnh
Ông mồ côi cha lúc mới có 4 tuổi, theo mẹ vào sinh sống ở Gia Định, sau được anh rể là Tham tri bộ Lễ Trần Thúc Nhẫn (1841-1883) đưa về Huế ở với người anh cả là Thân Trọng Trữ để ăn học. Nhờ chân "ấm sinh", ông Huề vào học Quốc Tử Giám ở Huế.
Năm 1888, 19 tuổi, Thân Trọng Huề thi Hương đỗ trường Nhì; năm sau (1889), ông được chính quyền thực dân Pháp chọn du học tại Trường Bảo hộ (Thuộc địa) Paris (Pháp), nhằm đào tạo thành một quan chức của bộ máy chính quyền thuộc địa. Trong sáu năm học tập, ông được các giáo sư người Pháp ngợi khen là thông minh, học giỏi; và đến 1895, ông tốt nghiệp Thủ khoa tại trường này với lời khen thưởng của Hội đồng Giám khảo.
Về nước, triều đình chiếu theo lệ thi đỗ "Tiến sĩ" trong nước, bổ ông hàm Biên tu Viện Cơ mật, sung chức Ngự tiền thị thơ. Khi làm việc tại đây, vì tính ngay thẳng, mà ông bị Tiết chế Đại thần Nguyễn Thân không ưa, rồi lấy cớ "gặp quan mà không xuống ngựa" xin cách chức ông (1896) . Song khi xem án, vua Thành Thái phê rằng:
Năm 1897, ông được phục chức, sung vào làm Bang tá ở Viện Cơ mật. Năm 1899, thăng ông hàm Hồng lô tự khanh. Năm 1901, bổ ông làm Án sát Khánh Hòa. Năm 1902, biệt phái ông sang giúp việc Phủ Toàn quyền Đông Dương (Hà Nội), và được thưởng hàm Thái thường tự khanh.
Năm 1903, triệu ông về Huế, bổ chức Tả Thị lang bộ Lại, sung Tham tá Viện Cơ mật. Năm 1904, bổ ông làm Bố chính tỉnh Quảng Nam. Tại đây, ông lại bị cấp trên là Tổng đốc Hồ Đệ kiếm cớ "giáng 4 trật và cho về nhà" . Uất ức, Thân Trọng Huề đã gửi lên triều đình tờ trình biện minh, đồng thời xin được ra ở Bắc Kỳ. Trong tờ trích có câu:
Năm 1905, ông được cử làm Đốc giáo Trường Hậu bổ (Hà Nội) (còn gọi là Trường Sĩ hoạn), chuyên đào tạo các quan chức cho chính quyền của thực dân và phong kiến.
Năm 1907, ông được phục hàm Bố chính, bổ Án sát Bắc Ninh, rồi lần lượt trải các chức: Tuần phủ Bắc Ninh; Án sát Hưng Yên, Án sát Hải Dương, thành viên Phòng 4 Tòa Thượng thẩm Hà Nội.
Năm 1915, thăng ông làm Tổng đốc sung vào Viện Thượng thẩm. Năm 1921, thăng ông hàm Hiệp tá Đại học sĩ. Năm 1922, vua Khải Định vời về ông về Huế sung Cơ mật viện Đại thần, nhận lãnh Thượng thư hai bộ: bộ Học và bộ Binh, kiêm Đô Ngự sử Viện Đô sát. Năm 1925, gia phong ông hàm Thái tử Thiếu bảo.
Ngày 17 tháng 7 năm 1925, Thân Trọng Huề lâm bệnh mất tại chức lúc 56 tuổi, được an táng tại quê nhà (làng Nguyệt Biều), và được triều đình truy tặng thực thụ hàm Đông các Đại học sĩ.
Thân Bá Phức (1822-1898)
Là con của Tri phủ Thân Trọng Trữ, Thân Trọng Ngật (1877 - 1946) đỗ Cử nhân năm 1903 dưới thời Thành Thái tại trường thi Thừa Thiên, rồi năm sau (1904), thi đỗ Phó bảng trong khoa thi Hội, lúc 28 tuổi.
Hơn 30 năm về trước, khi còn là một sinh viên Đại Học, lần đầu tiên được nghe hai vị thầy khả kính của chúng tôi nhắc đến họ Thân: thầy Phan Văn Dật (ở Huế) và thầy Nghiêm Thẩm (ở Sài Gòn).
rong những thập niên 30 đến 50 của thế kỷ trước, ở Huế không mấy ai không biết đến cái tên Thân Trọng Phước (1902 - 190?)
Cuối năm 1995 tôi vào Đà Nẵng thường trú. Công việc thường nhật của tờ báo đã khiến tôi gặp nhiều nhân vật mang họ Thân